Xã hội Thời_kỳ_Edo

Thành Matsumototỉnh Nagano, một báu vật quốc gia.

Sau một giai đoạn nội chiến kéo dài, mục đích đầu tiên của chính quyền Tokugawa mới được thiết lập là ổn định đất nước. Mạc phủ đã tạo ra một thế cân bằng quyền lực kéo dài trong vòng 250 năm sau đó, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về trật tự xã hội. Phần lớn các samurai mất quyền chiếm hữu trực tiếp với đất đai của mình: tất cả quyền sở hữu tập trung trong tay của khoảng 300 đại danh. Chiến binh Samurai có một sự lựa chọn: từ bỏ thanh kiếm và trở thành nông dân, hay rời đến các thành phố của lãnh chúa phong kiến và trở thành thuộc hạ được trả lương. Chỉ một vài lãnh địa samurai còn được duy trì ở các tỉnh biên giới phía Bắc, hay đó là chư hầu trực tiếp của Tướng Quân- tức 5000 người gọi là hatamoto. Đại danh bị đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Mạc phủ. Gia đình của họ phải ở lại Edo; bản thân đại danh cũng phải ở Edo một năm và ở tỉnh nhà năm tiếp theo đó. Hệ thống này được gọi là sankin kotai.

Dân chúng được chia thành bốn đẳng cấp trong một hệ thống được gọi là mibunsei (身分制, "Thân phận chế’’): samurai ở trên đỉnh (khoảng 5% dân số) và nông dân (hơn 80% dân số) ở cấp thứ hai. Thấp hơn nông dân là thợ thủ công, và thấp nhất, ở cấp thứ tư, là thương nhân. Chỉ nông dân mới sống ở các vùng thôn dã. Samurai, thợ thủ công và thương nhân sống ở thành phố được xây dựng ở quanh thành của daimyo, mỗi loại hạn chế ở khu vực của mình.

Có những người ở trên hệ thống này, các kuge, hậu duệ của Hoàng gia ở Kyoto. Mặc dù họ lấy lại được sự huy hoàng của mình sau những năm tháng chiến tranh nghèo đói, ảnh hưởng chính trị của họ gần như là số không.

Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có tầng lớp eta và hinin, những người mà nghề nghiệp của họ phải vi phạm vào những điều cấm kỵ của Phật giáo. Eta là đồ tể, thợ thuộc da và người làm dịch vụ lễ tang. Hinin làm người gác thành, quét đường và đao phủ. Những người ở ngoài hệ thống này còn bao gồm ăn xin, người làm trò tiêu khiển và gái lầu xanh. Chữ eta có thể dịch là "dơ dáy’’ và "hinin" là "không phải là người", một thuật ngữ phản ánh hoàn toàn thái độ của bốn đẳng cấp còn lại với eta và hinin, thậm chí không coi họ là người. Hinin không được cho phép đến những khu vực đặc biệt của thành phố. Các diễn viên thường đi theo đoàn từ làng này đến làng khác, biểu diễn ở mỗi thành phố rồi chuyển đến noiw khác. Hoàn toàn hợp pháp khi giết một hinin mà chẳng cần lý do gì. Đôi khi các làng eta còn không được in lên các bản đồ chính thức.

Mỗi cá nhân không có quyền pháp lý ở thời Tokugawa. Gia đình là thực thể pháp lý nhỏ nhất, và duy trì địa vị và đặc quyền của mỗi gia đình là công việc quan trọng nhất ở mọi tầng lớp xã hội. Ví dụ như thời Edo luật hình sự quy định các "lao động phải trả phí" hay nô lệ cho các gia đình có tử tội trong Điều 17 của Gotōke reijō (Gia Quy nhà Tokugawa), nhưng việc thực thi chưa bao giờ được tiến hành. Bộ luật năm 1711 Gotōke reijō được soạn thảo từ hơn 600 điều lệ được ban hành từ năm 1597 đến năm 1696.[1]